In lụa và in chuyển nhiệt hiện đang là hai phương pháp in hình lên áo phổ biến nhất trong ngành công nghệ in áo hiện nay. Tùy thuộc vào sở thích và chi phí của mỗi người mà có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn sự giống và khác nhau cũng như là ưu nhược điểm của công nghệ in lụa và in chuyển nhiệt.
Khái niệm in lụa và in chuyển nhiệt
In chuyển nhiệt
Đây là công nghệ in lên vải sử dụng phương pháp in kỹ thuật số. Để có thể in hình lên vật liệu cần in như: áo thun, gạch men, vải cotton, ốp điện thoại, móc khóa… Trước tiên bạn cần in hình ảnh cũng như nội dung mà bạn cần in lên giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng bằng mực in chuyển nhiệt để có thể ép bản in đó lên vật liệu cần in.
In lụa
In lụa hay còn được gọi là in lưới, đây là phương pháp in mà các hình in được làm trên các khung lưới chuyên dụng. Với phương pháp in lưới này, mỗi màu in sẽ được in với mỗi bảng màu khác nhau.
Ví dụ để in lụa trên 1 chiếc áo có 6 màu thì bạn cần làm 6 bảng lưới tương đương với 6 màu. Những họa tiết được tạo hình riêng cho bảng in với từng màu khác nhau. Khi thực hiện in sẽ phụ thuộc vào từng mẫu thiết kế mà sắp xếp các mẫu bảng in theo thứ tự phù hợp nhất.
In lụa và in chuyển nhiệt – Nguyên lý hoạt động
In chuyển nhiệt
Công nghệ in chuyển nhiệt là chuyển biến từ thể rắn sang thể khí của các hạt mực khi gặp nhiệt độ cao. Chúng ta sử dụng một loại mực hoàn toàn khác so với các công nghệ in áo khác đó là mực in chuyển nhiệt và in lên giấy in chuyên dụng là giấy in chuyển nhiệt.
Công nghệ in này sử dụng các thiết bị ép chuyển nhiệt là: máy ép nhiệt trên đĩa, máy ép nhiệt trên ly, máy ép nhiệt trên mặt phẳng. Các thiết bị ép này sẽ giúp chuyển các hình ảnh từ giấy in chuyên dụng bám chặt lên các vật liệu cần in.
In lụa
Khác hẳn với công nghệ in chuyển nhiệt, in lụa được thực hiện dựa trên nguyên lý thấm mực. Để in, mực sẽ được đặt vào khung làm bằng nhôm hoặc gỗ và gạt qua bằng một lưỡi dao.
Một phần mực in sẽ được thấm qua lưới in nhờ áp lực của dao gạt, còn một phần lưới in sẽ được bịt kín bởi các hóa chất dùng để tạo hình in. Phần mực được thấm trên lưới in sẽ được in lên vật liệu in mà bạn muốn in và tạo thành nội dung in mà bạn muốn.
Ưu, nhược điểm của in lụa và in chuyển nhiệt
In lụa
# Ưu điểm:
- Công nghệ in lụa có thao tác thực hiện khá đơn giản, thời gian thực hiện ngắn nên tiết kiệm được chi phí nhân công cho các xí nghiệp và xưởng may.
- Phương pháp in này còn có khả năng in trên nhiều loại vải và màu sắc khác nhau. Chất lượng in của các hình ảnh không bị lệch màu bởi màu nền của chất liệu.
# Nhược điểm:
- Chất lượng hình ảnh không được sắc nét và hạn chế với các hình ảnh có độ phức tạp cao.
- Chỉ phù hợp với các sản phẩm mang tính chất thời vụ có độ bền khoảng 3-4 tháng bởi hình ảnh không đạt đến chuẩn độ sắc nét.
In chuyển nhiệt
# Ưu điểm:
- Công nghệ in chuyển nhiệt có khả năng in trên các vật liệu với các hình ảnh có độ phức tạp cao, không bị bong tróc hay vỡ hình theo thời gian sử dụng.
- Với chi phí đầu tư thấp, các nguyên liệu đầu vào có chi phí thấp nên công nghệ in này dễ dàng áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và các xưởng xí nghiệp.
# Nhược điểm:
- Nguyên liệu sử dụng khá giới hạn nên chỉ áp dụng được với các sản phẩm thông thường.
- Tính tự động hóa chưa được tốt, các loại máy in nhiệt phù hợp với các mô hình nhỏ lẻ.
Trên đây là sự so sánh giữa công nghệ in lụa và in chuyển nhiệt. Tham khảo bài viết để có thể hiểu rõ hơn về hai công nghệ in áo này nhé. Xem thêm dịch vụ in cờ vải, dịch vụ in áo tại công ty in Đăng Quang.