Từ xưa đến nay người phụ nữ Việt Nam đã quen với công việc thêu thùa, may vá đây là điều kiện cho sự hình thành và phát triển các cửa hàng may vá cho đến một nền kinh tế lấy ngành may mặc làm mũi nhọn phát triển. Dưới sự tác động của các yếu tố nội lẫn ngoại đặc biệt là giữa mùa dịch Covid thì thị trường may mặc Việt đang có những bước chuyển mình phù hợp nhất để cân bằng và phát triển.
Tổng quan về thị trường may mặc Việt Nam
Đặt nền móng chính thức cho ngành may mặc Việt là vào những năm 1954, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm thì hiện nay ngành may mặc đã có một chỗ đứng vững trong ngành kinh tế Việt nói riêng và trọng toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Nhiều doanh nghiệp may mặc Việt đã tạo được uy tín, vị thế không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế như Việt Tiến, An Phước, Phương Đông, May Sài Gòn, May Thành Công, Nhà Bè,….
Thị trường may mặc xuất khẩu luôn được xem là mảnh đất tiềm năng cho ngành may mặc. NHìn lại năm 2019 thì kim ngạch xuất khẩu của ngành ra thị trường quốc tế là 39 tỷ USD. Sản phẩm may mặc xuất khẩu chủ yếu là hàng may sẵn như áo thun, áo sơ mi, quần jean, quần âu, comple,….
Bên cạnh đó thì thị trường nội địa tuy nhu cầu hàng hóa may mặc cao nhưng không có tiềm năng bằng thị trường xuất khẩu. Thị trường nội địa luôn ẩn nấp những khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp, mà yếu tố tiêu biểu nhất là hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế doanh nghiệp.
Nhìn chung, thị trường may mặc đã có những bước phát triển vượt bậc so với những giai đoạn trước, đặc biệt đang lấy lại thế cân bằng sau mùa dịch Covid.
Dù là thị trường nội địa hay thị trường xuất khẩu ngoại thì bên cạnh thuận lợi cũng có nhiều áp lực cho ngành may mặc. Và chúng ta không thể nào phủ nhận vai trò quan trọng của ngành trong sự nghiệp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho hàng nghìn nhân công Việt.
Thách thức cho thị trường may mặc Việt trong tương lai
Bên cạnh những cơ hội về nhân lực, thị trường mở cửa thì ngành may mặc Việt cũng đã và đang đối chọi với rất nhiều thách thức để khẳng định thương hiệu và tăng năng lực cạnh tranh với các thương hiệu may mặc quốc tế. Một số thách thức sẽ phải đối mặt trong tương lai như:
– Nền công nghệ hiện đại của ngành may mặc chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của các thị trường lớn.
– Nguồn nhân công tay nghề cao, kỹ thuật tốt và có sự sáng tạo chưa có
– Tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài làm mất đi uy tín của doanh nghiệp
– Thị trường đang rập khuôn theo khuôn khổ mà chưa có sự đổi mới, phá cách
– Các doanh nghiệp Việt chưa chính phục được các chứng chỉ, chất lượng sản phẩm cao,…
Do vậy, điều cần làm hiện nay là các doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc lại chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu tạo uy tín trên thị trường. Đồng thời bên cạnh đó phải đưa ra những định hướng phát triển cụ thể thì mới có thể tạo dựng nên một thị trường may mặc tiềm năng, tăng giá trị kim ngạch nội địa, trong khu vực và trên thế giới. Trở thành một thị trường may mặc chất lượng, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Công ty in Đăng Quang, xem thêm 1 số dịch vụ tại Đăng Quang như: In vải chuyển nhiệt, in truyền nhiệt lên vải, in ép nhiệt lên vải, dịch vụ in cờ, in lên vải tại Hà Nội , xưởng in cờ ….v….v….