Thị trường vải hiện nay rất đa dạng về chất liệu và màu sắc. Hàng loạt chất liệu vải mới được ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong đó có vải không dệt. Vải không dệt là gì? Bạn đã biết công nghệ in vải cuộn là gì? Những thắc mắc đó của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Công nghệ in vải cuộn là gì?
Vải không dệt là chất liệu vải mới được ra đời và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như y tế, làm túi, trong nông nghiệp,… Đây là loại vải được cấu tạo từ các vật liệu nhựa tổng hợp hoặc xơ tự nhiên và một số phụ gia khác tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng khác nhau. Các vật liệu này được kết dính với nhau và kéo thành từng sợi riêng biệt như sợi vải, sau đó được liên kết lại bởi các dung môi hóa chất hoặc bằng cách ép nóng cơ học thành những tấm vải mỏng. Các tấm vải này được máy cuộn tròn lại thành những cuộn vải lớn đưa vào sử dụng.
Đặc điểm của vải cuộn không dệt là mỏng, nhẹ và xốp, mềm mại, có khả năng đàn hồi, thấm hút tốt, độ bền cao, thoáng khí. Vải không dệt không gây dị ứng đến sức khỏe con người và có khả năng tự phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên nên là vật liệu thân thiện môi trường.
Quá trình sản xuất vải hoàn toàn không qua công đoạn dệt như các loại vải thông thường khác nên được gọi là vải không dệt. Vải không dệt có kích thước và màu sắc đa dạng.
Có in được vải cuộn không dệt không?
Vải không dệt được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như làm túi xách, khăn trải bàn, tủ vải, mũ, quần áo,… vì vậy nhu cầu in ấn là rất cao vừa có họa tiết đẹp mắt vừa để quảng bá thương hiệu. Cũng giống như những chất liệu vải khác, vải không dệt dạng cuộn hoàn toàn có thể in ấn được trên bề mặt vải.
Tuy nhiên khi in vải cuộn không dệt cần đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn, phải có kỹ năng xử lý chuyên nghiệp để tạo ra những hình ảnh có màu sắc tự nhiên và đẹp nhất.
Vải cuộn thường được sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt để in các họa tiết hoa văn trang trí hoặc logo thương hiệu mang tính quảng bá. Quy trình in bằng cách in chuyển nhiệt gồm có các bước:
Bước 1: Sử dụng hình ảnh có độ phân giải tốt, rõ nét để in hình ảnh ra giấy bằng loại mực chỉ dành riêng cho loại in chuyển nhiệt.
Bước 2: Cắt tỉa toàn bộ những phần in thừa ở xung quanh hình ảnh vừa được in ra. Sau đó đặt hình ảnh vừa in trên mặt vải đã được kéo phẳng, dùng máy ép nhiệt để chuyển toàn bộ màu mực in từ giấy in chuyển nhiệt sang cuộn vải. Lưu ý để nhiệt độ máy ép nhiệt ở 1950 độ C. Sau đó có thiết bị cuốn vải đã in lại thành cuộn.
Công nghệ in vải cuộn bằng in chuyển nhiệt của công ty in vải đăng quang sẽ cho hình ảnh có chất lượng rõ nét, tốc độ in trên loại vải này sẽ nhanh hơn và mực thấm đều trên bề mặt sản phẩm giúp cho màu mực đều rõ nét. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Toàn bộ cuộn vải sẽ được in các họa tiết hoa văn sau đó mới đem ra thị trường tiêu thụ và sử dụng may mặc.
Những thiết bị cần sử dụng trong quá trình in vải cuộn
Để in vải cuộn khổ lớn , cần chuẩn bị các máy móc và các thiết bị, dụng cụ như:
Mực in chuyển nhiệt: Đây là loại mực đặc biệt và chuyên dụng cho dây chuyền. Chúng được sản xuất theo quy chuẩn đảm bảo các phần tử mực bám và liên kết trên các chất liệu in.
Máy in chuyển nhiệt: Là loại máy có đầu phun mực phù hợp với mực in chuyển nhiệt. Loại máy này phải đảm bảo kỹ thuật có thể in vải cuộn sắc nét và tốc độ in chuyển nhiệt hợp lý.
Giấy in chuyển nhiệt: Là loại giấy có bề mặt được bao phủ một hỗn hợp rắn của một loại thuốc nhuộm. Khi bề mặt giấy được làm nóng ở trên điểm nóng chảy của nó thì thuốc nhuộm sẽ phản ứng với axit, làm chuyển màu giấy in nhiệt, và các hình thức thay đổi đó sẽ được bảo tồn ở một trạng thái siêu bền khi bề mặt giấy trở về nhiệt độ bình thường.
Máy ép nhiệt: Là loại máy sử dụng điện lưới và có tác dụng chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và dồn nhiệt vào khu vực tấm ép đồng thời giúp cho giấy in chuyển nhiệt chuyển hóa màu sắc từ giấy in sang phôi in.
Với những chia sẻ các công nghệ in vải cuộn mới nhất trong bài viết trên, bạn có thêm thông tin hữu ích khi có nhu cầu in vải khổ lớn. Có thể nói đây là phương pháp tối ưu nhất hiện nay cho các công ty may mặc khi lựa chọn nguyên liệu đầu vào.