Hướng dẫn cách in bằng máy in lưới thủ công

In lưới thủ công là một trong những kỹ thuật in có từ rất lâu đời, nó là tiền đề để nghiên cứu và phát minh ra những máy in hiện đại như ngày nay. Ưu điểm vượt trội của loại in này đó là hình in trên vải có độ bền cao, màu sắc sắc nét, được người in chăm chút, tỉ mỉ cho từng chi tiết trong khi in. Cùng tìm hiểu hướng dẫn cách in bằng máy in lưới thủ công qua bài viết dưới đây. Thông tin xin gửi đến bạn.

máy in lưới thủ công
Hướng dẫn cách in bằng máy in lưới thủ công

Máy in lưới thủ công – Kỹ thuật in lưới thủ công

In lưới (hay còn gọi là in lụa) được dựa theo nguyên lý mực thấm qua một tấm lưới đặt trên bề mặt cần được in (ở đây là vải). Để cố định tấm lưới người ta sử dụng một khung gỗ được cố định 4 bên.

Xem ngay dịch vụ: in chuyển nhiệt lên vải, dịch vụ in cờ vải, xưởng in cờ vải, xưởng in áo tại Hà Nội. ..v..v.v

Trước đây, người ta dùng một tấm lụa mỏng được căng ra bởi một khung gỗ (giống như khung thêu tay), cho nên người ta gọi là in lụa. Tuy nhiên, theo thời gian, người ta có thể thay thế chất liệu lụa thành các loại khác như bông hoặc vải sợi. Khung gỗ được nâng cấp lên thành lưới kim loại, chính vì vậy, người ta gọi tắt là in lưới.

Quy trình của máy in lưới thủ công

1. Chuẩn bị

Cần chuẩn bị một số dụng cụ in lưới như sau:

  • Khung in.
  • Bàn in.
  • Mực in.
  • Dao gạt.
  • Hóa chất in lưới.
  • Keo.

2. Quy trình bài bản in – in Đăng Quang

Bước 1: Lựa chọn mẫu in có sẵn hoặc thiết kế bằng tay, bản vẽ phác họa trên máy tính.

Bước 2: In mẫu ra giấy can.

Bước 3: Chuẩn bị khung lưới, tùy theo kích cỡ, diện tích mà bạn muốn in trên bề mặt vải.

Bước 4: Pha keo

Lấy hóa chất công nghiệp PVA đem đi nấu với nước, ta sẽ được một hỗn hợp không mùi gọi là keo PVA. Sau khi nấu xong, ta nên đựng keo vào chai thủy tinh. Khi nấu keo, ta cần chú ý:

  • Độ sệt keo PVA: không nên nấu keo quá lỏng hoặc quá sệt. Nếu quá lỏng, khi phủ lên khung sẽ bị nhão và rời, không đồng đều. Nếu quá sệt, không thể tráng lên được bề mặt lưới.
  • Môi trường khi pha keo: tránh ánh nắng mặt trời hoặc ánh đèn neon chiếu trực tiếp. Nên nấu ở trong nhà, với nhiệt độ thích hợp, và đèn chiếu sáng phù hợp.

Bước 5: Chụp bản

Đây là một trong những bước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định in có đều màu, màu sắc đúng như trong bản thiết kế hay không. Đầu tiên, bạn đặt phim lên bàn chụp, sau đó lấy khung để áp lên phim.

Ngồi canh chỉnh phim làm sao cho phù hợp để lót tấm vải màu đen phủ lên mặt của khung. Lấy miếng xốp để đè lên tấm vải màu đen, dùng một tấm kính đặt lên miếng xốp đó, cuối cùng là bật điện cho ánh sáng hoạt động.

Bước 6: Pha mực

Bước 7: In thử, canh tay kê

Dùng một tấm bìa cứng để dán tay kê vào đó, lấy một tờ giấy để in thử, dùng bang dính để cố định tờ giấy. Bạn đặt tờ giấy lên bàn in, hạ khung và bắt đầu kéo, kéo đến khi nào thấy vị trí miếng bìa đã đặt đúng trên tờ in. Lấy mực phủ lên khung in, dùng dao gạt qua gạt lại cho đến khi hoàn thành sản phẩm.

Lưu ý: khi gạt mực qua một cái thì phải nâng khung lên, rồi mới hạ xuống lại gạt tiếp. Mỗi lần gạt chỉ một lần, theo chiều từ trên xuống dưới.

Bước 8: In số lượng mẫu

Bước 9: Vệ sinh, rửa khung in

Trên đây là một số quy trình hướng dẫn cách in bằng máy in lưới thủ công. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc bạn muốn đặt in vải pha phương pháp thủ công này, thì gọi ngay đến số hotline của công ty in Đăng Quang. 1314.88/ 0869.1414.88/ 0982.750.513.